Sự khác nhau căn bản giữa hàng mậu dịch và phi mậu dịch

Hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch là hai loại hình hàng hoá phổ biến trong kinh doanh. Tìm hiểu sự khác nhau giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch là điều nên làm giúp các doanh nghiệp hiểu chi tiết hơn về các loại hình hàng hoá này đồng thời cân nhắc chọn lựa hình thức kinh doanh phù hợp.

Để giải đáp những thắc mắc về hàng mậu dịch và phi mậu dịch, mời bạn đọc tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Cẩm Thạch Company


Khái niệm hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch


Tìm hiểu khái niệm hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về hai hình thức hàng hoá này đồng thời biết cách phân biệt điểm giống nhau, khác nhau của các loại hình hàng hoá này.


Hàng hóa mậu dịch là gì?


Hàng hóa mậu dịch là loại hình hàng hoá có hợp đồng mua bán và số lượng xuất nhập khẩu không bị giới hạn. Các doanh nghiệp thường nhập hàng hóa mậu dịch về nhằm mục đích sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận.


Khi nhập hàng hóa mậu dịch, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính chất hàng hoá. Khi giao dịch được xác nhận, bên cơ quan hải quan sẽ xuất hoá đơn và đóng thuế. Nhìn chung, hàng mậu dịch được công nhận là mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch. Các doanh nghiệp chú ý không nên nhập khẩu hàng mậu dịch theo hình thức tiểu ngạch không hoá đơn, chứng từ gây nhiều hệ lụy trong kinh doanh.

 


Hàng hoá phi mậu dịch là gì?


Hàng hoá phi mậu dịch là loại hàng hoá được biết đến là loại hàng mẫu, hàng biếu tặng hay hàng khuyến mãi. Tất cả những mặt hàng phi mậu dịch đều sẽ không chịu bất kỳ chi phí gì khi sử dụng. Các loại hàng hoá phi mậu dịch là hàng hoá nhập khẩu không có mục đích thương mại và không thuộc những danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của những cơ quan quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu.


Tuy nhiên, một số loại hàng hoá nhập phi mậu dịch sẽ cần nộp thuế trước khi thông quan bao gồm những mặt hàng chính sau:

▪️  Các loại quà biếu tặng của những tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam và ngược lại.


▪️  Các loại hàng hoá của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.


▪️  Các loại hàng hoá mang tính chất viện trợ nhân đạo.


▪️  Hàng hoá nhập khẩu của những cá nhân được nhà nước cho miễn thuế.


▪️ Các loại hàng mẫu không thanh toán và các phương tiện, dụng cụ nghề nghiệp của người xuất nhập cảnh.


▪️  Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi vận tải đơn và hàng hoá mang theo của người nhập cảnh bị vượt chỉ tiêu miễn thuế.


▪️  Tài sản di chuyển của các cá nhân và tổ chức nhập cảnh.


Phân biệt giữa hàng mậu dịch và phi mậu dịch



Hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch có những điểm giống nhau, khác nhau riêng. Tìm hiểu và so sánh sự giống, khác nhau giữa hai loại hàng hoá này là điều cần thiết giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hàng hoá đồng thời hỗ trợ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá trơn tru hơn.


Điểm giống nhau


Hàng hoá phi mậu dịch và mậu dịch giống nhau ở điểm là đều phải trả phí giá trị gia tăng và phí quốc tế cho nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Đồng thời, cả hai loại hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch đều cần phải kèm theo hoá đơn giúp cơ quan tổ chức dễ dàng hơn trong việc kiểm soát giá trị và kiểm định tính chính xác của hàng hoá.

Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền tránh được tình trạng vận chuyển phi pháp, giả danh hàng hóa gây ảnh hưởng đến người khác. Ngoài ra, dù là hàng hoá phi mậu dịch hay mậu dịch đều sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Hai loại hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch đều có hoá đơn. Trong đó, hoá đơn hàng hoá phi mậu dịch thường sẽ có thêm dòng chữ “The good is no commercial value” hoặc “The value for customs purpose only…”


Điểm khác nhau


Hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch có nhiều điểm khác nhau. Hàng hóa phi mậu dịch là hàng hóa không nhằm mục đích thương mại, không có hợp đồng và hóa đơn. Hình thức hàng hoá này không được khấu trừ thuế và thời gian nhận hàng nhanh hơn nên rút ngắn được thời gian nhận hàng hơn so với hàng hóa mậu dịch. Tuy nhiên, hàng hoá phi mậu dịch không được bán và sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích ban đầu.

Trong đó, hàng hóa mậu dịch là hàng hoá có mục đích kinh doanh, có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn. Hình thức hàng hóa mậu dịch này được khấu trừ thuế và thời gian nhận hàng chậm hơn. Tuy nhiên, hàng hóa mậu dịch có thể bán và sử dụng cho các mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.


Khách hàng có thể nhập hàng Trung Quốc từ dịch vụ của Cẩm Thạch Company với các thủ tục phí hoàn toàn nhanh gọn cũng như quá trình vận chuyển giúp ích cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp !

 

Thủ tục hải quan bạn cần biết với hàng hoá phi mậu dịch


Hàng hoá phi mậu dịch là hàng hoá do cá nhân, tổ chức nhập khẩu hoặc xuất khẩu không vì mục đích kinh doanh thương mại, không được khấu trừ thuế và không có hợp đồng mua bán.


Danh mục hàng hoá phi mậu dịch bao gồm quà tặng, biếu, hàng viện trợ nhân đạo, hàng tạm nhập tái xuất, phương tiện đi lại, dụng cụ nghề nghiệp, tài sản di chuyển, đầu tư chứng khoán, hành lý cá nhân và hàng mẫu không thanh toán.


 

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá phi mậu dịch gồm 4 bước cơ bản như sau

 

▪️ Tiếp nhận và kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời tiến hành đăng ký tờ khai hải quan.


▪️ Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và xác nhận kết quả kiểm tra.


▪️Tiến hành thanh toán thuế và phí theo quy định của pháp luật.


▪️ Giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu.

 

Đối với hàng hoá phi mậu dịch, bộ hồ sơ và chứng từ áp dụng với mặt hàng này sẽ bao gồm

 

▪️  Tờ khai hải quan mẫu theo quy định Khoản 2 Điều 25 thuộc Nghị định số 08 /2015/NĐ-CP.  Doanh nghiệp phải nộp hai bản chính tờ khai hàng hoá nhập khẩu theo mẫu.


▪️  Giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hoá.


▪️  Giấy phép nhập khẩu nếu có.


▪️  Giấy từ chứng minh giá trị hàng hoá.


▪️  Một số chứng nhận, giấy tờ khác theo quy định riêng của pháp luật đối với từng mặt hàng khác nhau.

 

Trong trường hợp mặt hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nằm trong đối tượng miễn thuế xuất khẩu sẽ cần xuất trình thêm văn bản xét miễn thuế Bộ Tài chính đối với mặt hàng này, tờ khai xác nhận viện trợ của cơ quan tài chính theo quy định cùng một số giấy tờ liên quan khác.


Để làm thủ tục hải quan cho mặt hàng phi mậu dịch thường các thủ tục sẽ khá phức tạp cũng như tốn nhiều thời gian. Bạn cần thực hiện thủ tục tại Chi cục hải quan theo quy định của Bộ phận Hải Quan đối với hình thức xuất khẩu. Nếu nhập khẩu hàng phi mậu dịch, doanh nghiệp cần làm thủ tục tại Chi cục Hải Quan mà hàng hoá được chuyển cảng đến hoặc Chi cục khác theo đúng quy định.


Do thủ tục xuất nhập khẩu mặt hàng phi mậu dịch khá phức tạp nên đa số các doanh nghiệp hiện nay thường nhờ sự giúp sức của các đơn vị xuất nhập khẩu có kinh nghiệm. Những đơn vị này sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.


Bài viết trên là những chia sẻ về điểm giống và khác nhau của hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch cùng những thông tin liên quan. Có thể thấy rằng mặt hàng phi mậu dịch và mậu dịch có khá nhiều điểm chung dễ gây hiểu nhầm. Tuy nhiên, hai loại hàng hoá này cũng có nhiều điểm riêng biệt mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy. Cẩm Thạch Company hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hai loại hình thức hàng hoá này và áp dụng thực tế vào công việc kinh doanh của mình.

Mọi thông tin chi tiết về vấn đề nhập hàng Trung Quốc hãy liên hệ trực tiếp tới Cẩm Thạch Company để được hỗ trợ tận tình:


▪️ Hotline: 1900.86.86.55


▪️ Zalo: 0965.50.51.50


▪️ Email: camthachcompany@gmail.com


▪️ Fanpage: https://facebook.com/camthachcompany/


▪️ Địa chỉ: 18 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội