Thủ tục nhập khẩu hóa chất mới nhất năm 2021 - Cẩm Thạch Company

Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng hóa chất ngày càng tăng cao tại nước ta với mục đích đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp trong nước. Vậy, cụ thể thủ tục nhập khẩu hóa chất trong năm 2021 được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Cẩm Thạch Company giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.


Vì sao phải xin giấy phép nhập khẩu hóa chất?


Dựa vào khoản 1, điều 12 Nghị định 113/2017/NĐ – CP quy định tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất là tiền chất công nghiệp bắt buộc phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép nhập khẩu tiền chất là loại giấy tờ quan trọng để thông quan, vì thế nhất thiết phải có.



Các mã HS hóa chất thông dụng


Mã HS (tiếng Anh là HS code) là mã số của một mặt hàng xuất nhập khẩu dựa trên hệ thống phân loại hàng hóa có tên gọi là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS là viết tắt của cụm từ Harmonized Commodity Description and Coding System).


Nói dễ hiểu hơn, HS code là mã phân loại hàng hóa, sử dụng để xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nghĩa là khi biết được mã này, bạn sẽ xác định được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình.


Trong quá trình khai báo hải quan, nếu bạn xác định mã HS sai thì sẽ phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp để khắc phục như: chỉnh sửa tờ khai, nộp bổ sung hồ sơ hoặc xin hoàn thuế, tiến trình thông quan cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, bạn cần cẩn trọng trong việc tra cứu mã HS và đảm bảo áp dụng đúng mã HS để tránh mất nhiều thời gian cho hoạt động thông quan.


Dưới đây là mã HS của một số hóa chất thông dụng mà các bạn có thể tham khảo:


- Nito: 28043000


- Oxy: 28044000


- Clo: 28011000


- Brom và Flo: 28013000


- Natri: 28051100


- Điphotpho Pentaoxit: 28091000


- Nhôm Hydroxit: 28183000


- Etylen: 29012100


- Axit Sulfonitric: 28080000


- Hợp chất chứa Nitơ: 29291090


Thủ tục nhập khẩu hóa chất năm 2021


1. Kiểm tra hóa chất có nằm trong danh mục hóa chất cấm nhập khẩu không?


Đầu tiên, bạn cần kiểm tra xem hóa chất mà mình định nhập có nằm trong danh mục hóa chất bị cấm nhập khẩu không. Để xác định được hóa chất có nằm trong mục cấm nhập khẩu hay không thì bạn cần tra cứu Điều 18 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP đã quy định rất rõ ràng và cụ thể.



Để có thể tra cứu, bạn cần có danh sách mã CAS của loại hóa chất đó. Mã CAS của hàng hóa nhập khẩu thường được quy định trong MSDS (bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất) do nhà xuất khẩu cung cấp.


Khi đã xác định được mã CAS nằm trong danh mục Nghị định 113 ở phụ lục nào thì bạn sẽ thực hiện thủ tục nhập khẩu tương ứng.


Danh mục hóa chất phải xin giấy phép nhập khẩu:


https://drive.google.com/file/d/1cKHE_qHOiLe-I57Xli9_UdastSRoycqk/view


1. Trường hợp được nhập khẩu như hàng hóa thông thường


Nếu hóa chất bạn định nhập khẩu có danh sách mã CAS không nằm trong danh sách cấm hay danh mục phải khai báo thì bạn có thể thực hiện nhập khẩu tương tự như hàng hóa thông thường.


2. Hóa chất bị hạn chế nhập khẩu


Nếu hàng hóa của bạn nằm trong danh sách hóa chất bị hạn chế nhập khẩu (những loại hóa chất được quy định trong danh mục Nghị định 113 nằm ở phụ lục II), để có thể nhập khẩu các hóa chất nằm trong phụ lục này, bạn cần được cấp giấy phép bởi Bộ Công Thương.


Dưới đây là thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hóa chất bị hạn chế nhập khẩu.


Hồ sơ xin cấp phép bao gồm những loại giấy tờ sau:


- Văn bản xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.


- Bản copy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


- Văn bản kê khai từng địa điểm kinh doanh.


- Bản photo quyết định phê duyệt các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường.


- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.


- Giấy kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị bảo hộ lao động và an toàn của mỗi địa điểm kinh doanh hóa chất.


- Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách vấn đề an toàn hóa chất.


- Bản photo hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định.


Mọi thông tin chi tiết, bạn có thể tra cứu thêm tại điều 15 và điều 16 của Nghị định 113/2017/NĐ – CP.



3. Trường hợp được nhập khẩu nhưng cần khai báo hóa chất


Những hóa chất cần khai báo hóa chất là các sản phẩm thuộc danh mục hóa chất phải khai báo tại phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.


Để được phép nhập những loại hóa chất này, bạn cần khai báo hóa chất trên trang hệ thống một cửa quốc gia. Trong trường hợp khi tra mã CAS, hóa chất thuộc cả phụ lục V của “Danh mục hóa chất phải khai báo” và phụ lục I của “Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp” thì bạn cần tiến hành xin giấy phép cho hoạt động kinh doanh, sản xuất được cấp bởi cục hóa chất.


Bộ hồ sơ khai báo hóa chất bao gồm:


- Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (dựa trên Thông tư 40/2011/TT-BCT)


- MSDS


- Hợp đồng


- Invoice (hóa đơn)


- Packing list (bảng kê chi tiết hàng hóa)


Sau khi thực hiện khai báo hóa chất xong, bạn tiến hành làm thủ tục thông quan tương tự như các loại hàng hóa thông thường khác.


Hồ sơ khai báo hải quan bao gồm:


- Giấy đã khai báo hóa chất


- Hợp đồng


- Invoice


- Packing list


- Bill


- Tờ khai hải quan


- C/O (giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa)


Như vậy, đến bước này, lô hàng của bạn về cơ bản đã được thông quan xong. Trên đây là toàn bộ những thủ tục nhập khẩu hóa chất. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những cách thức xử lý khác nhau.


Một số trường hợp được miễn khai báo hóa chất



Dựa theo Nghị định 113/22017/NĐ-CP, một số trường hợp sẽ được miễn trừ khai báo, cụ thể là:


- Các hóa chất được sản xuất, nhập khẩu với mục đích phục vụ cho an ninh, quốc phòng, đối phó với thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.


- Hóa chất là chất tiền ma túy, tiền thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất bảng đã được cho phép sản xuất cũng như nhập khẩu.


- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. Nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất nhằm sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.


- Hóa chất thuộc nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.


- Hóa chất nhập khẩu có trọng lượng dưới 10kg/lần nhập khẩu (không áp dụng đối với các loại hóa chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp).


Đơn vị ủy thác nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc chuyên nghiệp – Cẩm Thạch Company



Khi đề cập đến thị trường xuất nhập khẩu với vô vàn những đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu chính ngạch, chúng tôi - Cẩm Thạch Company luôn nổi bật trên thị trường nhờ dịch vụ ủy thác nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc uy tín, chuyên nghiệp. Có thể khẳng định rằng dịch vụ nhập khẩu hàng hóa mà chúng tôi cung cấp luôn đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.


Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực, Cẩm Thạch luôn mong muốn mang đến giải pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất cho khách hàng của mình.  Để khách hàng yên tâm “chọn mặt gửi vàng”, Cẩm Thạch Company luôn không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ mỗi ngày, đưa ra những chính sách tốt nhất và cam kết đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu


Chúng tôi cung cấp các dịch vụ nhập hàng Trung Quốc, vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, đặt hàng hộ trên taobao, chuyển tiền sang Trung Quốc, nạp tiền Wechat, Alipay, thanh toán hộ....


Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp:


Hotline: 1900.86.86.55

 

Zalo: 0965.50.51.50

 

Email: camthachcompany@gmail.com

 

Fanpage: https://facebook.com/camthachcompany/


Địa chỉ: 18 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội