Tỷ giá ¥: 3,679
08:00am - 05:30pm
Thủ tục nhập khẩu ô tô mới 2023 – Chính xác, rõ ràng, cụ thể
Đối với các thủ tục nhập khẩu ô tô được quy định tương đối khá phức tạp. Do đó, để nhập loại mặt hàng này, các doanh nghiệp cần nắm được những thông tin, điều kiện, thủ tục,…
Để có thể giúp bạn nắm rõ về các thông tin này, Cẩm Thạch Logistic sẽ mang đến cho bạn tất tần tật các thông tin về thủ tục nhập khẩu ô tô mới 2023 – Chính xác, rõ ràng, cụ thể. Đừng bỏ lỡ các thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây nhé!
Như chúng ta đã biết, điều kiện để hoàn thành thủ tục nhập khẩu ô tô, được căn cứ theo quy định nằm ở mục II của thông tư liên bộ, số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA cấp ngày 31/03/2006 của Bộ Thương mại – Bộ giao thông vận tải – Bộ tài chính – Bộ Công an. Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện đúng một số điều dưới đây:
▪️ Thời hạn kể từ năm sản xuất ô tô cho đến thời điểm vận chuyển ô tô về Việt Nam không quá 5 năm.
▪️ Ô tô nhập khẩu đã được đăng ký lưu hành tại quốc gia định cư hoặc tại quốc gia mà công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài. Tính đến thời điểm làm thủ tục có thời hạn ít nhất là 6 tháng.
▪️ Ô tô nhập khẩu đã được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng. bên cạnh đó, phải chạy trong một quãng đường tối thiểu là 10.000km được tính tới thời điểm về Việt Nam.
▪️ Ô tô phải thuộc loại có tay lái thuận (Tức là bên phải) ở dạng tháo rời. Hoặc đã thay đổi về kết cấu.
Tất cả các loại ô tô nhập khẩu đều phải được kiểm tra chất lượng. Điều này sẽ được căn cứ theo quy định tại Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg được cấp ngày 07/03/2006 của Thủ tướng Chính Phủ. Về việc ban hành một số danh mục sản phẩm, hàng hóa đều phải qua khâu kiểm tra chất lượng.
Thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn về kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường của xe cơ giới nhập khẩu. Đã được căn cứ theo quy định của Bộ Giao thông và Vận tải, thông qua Quyết định số 31/2011/TT-BGTVT cấp ngày 15/04/2011. Đã quy định về kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhập khẩu.
Các doanh nghiệp muốn xác định được đúng thế nhập khẩu của mặt hàng ô tô. Thì việc quan trọng đầu tiên , đó là phải xác định được mã HS code của sản phẩm đó. Đối với ô tô nhập khẩu, chúng được sắp xếp vào Nhóm 8703 và đã được phân loại một cách cụ thể như sau:
▪️ 8703: Ô tô và các loại xe cơ giới khác, đều có động cơ và được thiết kế chủ yếu để chuyển chở người (Trừ các loại ô tô thuộc nhóm 87.02). Kể cả ô tô đua và cả ô tô chở người có khoang hành lý chung (Station Wagons).
▪️ 870310: Loại xe được thiết kế đặc biệt, có thể di chuyển trên địa hình tuyến, xe được sử dụng trong sân golf (Golf car) và một số loại xe tương tự.
▪️ 870321: Đây là loại ô tô, thuộc nhóm có dung tích xi lanh không vượt quá 1.000cc.
▪️ 870322: Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 1.000cc và không vượt quá 1.500cc.
▪️ 870323: Thuộc nhóm ô tô có dung tích xi lanh nằm trong khoảng từ 1.500cc – 3.000cc.
▪️ 870324: Những loại ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000cc.
▪️ 870331: Những loại ô tô có dung tích xi lanh không quá 1.500cc.
▪️ 870332: Những loại ô tô có dung tích xi lanh trên 1.500 cc nhưng không vượt quá 2.500cc.
▪️ 870333: Những loại ô tô có dung tích xi lanh trên 2.500cc.
Để tiến hành làm thủ tục, nhập khẩu tô tô về Việt Nam. Bạn sẽ cần cung cấp thu tục nhập khẩu ô tô mới nhất 2023 – Chính xác, rõ ràng, cụ thể. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ một số loại giấy tờ như sau:
▪️ Trước tiên phải có tờ khai hải quan
▪️ Hợp đồng mua bán ô tô
▪️ Hóa đơn thương mại
▪️ Cung cấp được phiếu đóng gói hàng hóa.
▪️ Vận đơn
▪️ Hợp đồng ủy thác hàng hóa nhập khẩu nếu có.
▪️ Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của ô tô (CO).
Ngoài ra, để hoàn thành thủ tục này, chúng ta còn phải căn cứ theo Điều 1 Thông tư số 20/2011/TT-BCT cấp ngày 12/5/2011 của Bộ Công Thương. Đã quy định rõ ràng, bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người, thuộc loại từ 09 chỗ trở xuống như sau:
▪️ 01 bản sao đã có xác nhận và đóng dấu giống bản chính: Giấy chỉ định hoặc Ủy quyền là nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối của chính cửa hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng ô tô đó. Hoặc cũng có thể là hợp đồng đại lý của chính hãng, sản xuất và kinh doanh loại ô tô đã được các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt, giấy tờ đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định chung của pháp luật.
▪️ 01 bản sao đã có xác nhận và đóng dấu giống bản chính: Giấy chứng nhận của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, cam kết đủ điều kiện do Bộ Giao thông và Vận tải cung cấp.
Trả lời: Nếu trường hợp bạn là thủ tục nhập khẩu xe về Việt Nam. Hoặc bạn đang ở trong nước, muốn mua xe từ nước ngoài và đem về Việt Nam. Thì bạn cần đến làm thủ tục hải quan nhập khẩu ô tô tại một số cửa khẩu cảng biển quốc tế như: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Cái Lân, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa hoặc Vũng Tàu. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các công ty Logistics, Forwarder để hoàn tất thủ tục nhập khẩu.
Đối với trường hợp người Việt Nam, đang định cư tại nước ngoài, có chung đường biên giới đất liền. Họ được phép hồi hương và làm thủ tục nhập khẩu ô tô tại cửa khẩu quốc tế đường bộ.
Trả lời:
– Phía nhà cung cấp chỉ hoạt động dưới hình thức là nhà xưởng. Ngoài ra, không có chức năng xuất khẩu và làm hợp đồng ngoại thương, các chứng từ xuất khẩu hàng hóa.
– Bên phía doanh nghiệp của Việt Nam không có tư cách pháp nhân. Không thể ký được hợp đồng với các đối tác nước ngoài.
– Vì một lý do nào đó, phía doanh nghiệp không tin tưởng nhà cung cấp. Do đó, muốn ủy thác cho cho các công ty chịu trách nhiệm ủy thác để tiến hành thẩm định, đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng. Từ đó giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân hoàn thành tốt bộ chứng từ xuất khẩu.
– Doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa có kinh nghiệm nhiều về lĩnh vực thương mại quốc tế. Hoặc đội ngũ nhân sự chưa am hiểu xuất nhập khẩu để có thể thực hiện việc nhập khẩu với mức chi phí được tối ưu nhất.
– C/O:
+ Đầu tiên, ta phải đi tìm hiểu về C/O (certificate of origin), đây thực chất là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền, trực thuộc nước xuất khẩu. Cho phép hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại chính nước đó. Ngoài ra, C/O phải tuân thủ theo quy định của cả 2 nước nhập khẩu và xuất khẩu.
+ Mục đích của C/O là chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hợp pháp về thuế quan và một số quy định của luật xuất nhập khẩu của cả 2 nước xuất và nhập khẩu.
+ Công ty nào chịu trách nhiệm xuất khẩu, thì bắt buộc chính công ty đó phải cung cấp được C/O cho bên nhập khẩu.
– C/Q:
+ C/Q là tên viết tắt của cụm từ Certificate of quality. Là giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất và các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Mục đích sử dụng C/Q là để chứng minh được hàng hóa có chất lượng phù hợp so với công bố kèm theo.
– Khi nào thì cần phải có CO, CQ:
+ C/O được cung cấp bởi Bộ công thương. Bộ này chịu trách nhiệm ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận. Ngoài ra, mỗi cơ quan chỉ được cấp một số loại C/O nhất định.+ Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá chỉ có quyền công bố những tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, việc cấp C/Q là cơ quan độc lập có chức năng cấp giấy tờ đó.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan về Thủ tục nhập khẩu ô tô mới 2023 – Chính xác, rõ ràng, cụ thể mà Cẩm Thạch muốn chia sẻ với bạn. Ngoài ra, đối với trường hợp doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn nhập khẩu xe ô tô điện, ô tô cũ. Đều sẽ yêu cầu thêm 1 số giấy tờ cụ thể khác.
Mong rằng với những đóng góp này, giúp ích phần nào cho bạn, trong việc làm thủ tục nhập khẩu ô tô về Việt Nam thuận lợi. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào còn thắc mắc về các dịch vụ nhập hàng Trung Quốc, order Taobao, order 1688 ... Hãy liên hệ với Cẩm Thạch Ngay Nhé !
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ