C/O Là Gì? Các Loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa

Để được xuất nhập khẩu hàng hóa sang các nước trên thế giới không phải là điều dễ dàng, quý khách phải có đầy đủ giấy tờ, được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì mới được tính là hợp pháp. Còn những loại hàng hóa xuất nhập khẩu không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì có thể tính là hàng nhập lậu và vi phạm pháp luật của Việt Nam.


Có thể thấy rằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong những loại chứng từ vô cùng quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Trong bài viết hôm nay, Cẩm Thạch Company sẽ giải đáp cho quý khách làm thế nào để có được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và có những loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nào ngay trong bài viết dưới đây.


Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? 


Giấy chứng nhận xuất xứ có tên tiếng Anh là Certificate of Origin và được viết tắt là C/O chính là tài liệu được dùng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia cũng như xuất xứ hàng hóa. Hoặc quý khách có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp của nước xuất khẩu và được sản xuất tại nước đó. Hơn nữa, C/O cần phải tuân thủ mọi quy định của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu dựa vào quy tắc xuất xứ.



Ngoài ra, mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải rõ ràng, hợp pháp về vấn đề thuế quan cũng như các quy định khác của pháp luật về ngành xuất nhập khẩu, đảm bảo đây không phải là loại hàng lậu, hàng trôi nổi không có xuất xứ rõ ràng.


Nếu như quý khách nhập khẩu hàng chủ yếu thì phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp lệ, vừa được hưởng các ưu đãi thuế nhập khẩu, dễ dàng thông quan hàng hóa.


Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O


Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được chia thành 2 loại chính như sau:


▪️ C/O không ưu đãi: Có nghĩa là C/O bình thường và được xác nhận xuất xứ của sản phẩm cụ thể từ nước nào đó.


▪️ C/O có ưu đãi: Có nghĩa là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hay miễn thuế sang một số nước. Trong đó phải kể đến ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT và chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung CPC.


Tuy nhiên, Việt Nam lại không được nằm trong danh sách được hưởng các ưu đãi GSP của Mỹ, Australia và Estonia.


Các form giấy C/O thường gặp


▪️ CO form A: Đây là chứng nhận xuất xứ dành cho các lô hàng được xuất khẩu và Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan phổ cập GSP.


▪️ CO form B: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hóa dành riêng cho các lô hàng không được xuất khẩu đi các nước không ưu đãi.


▪️ CO form D: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hóa dành cho những lô hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN thuộc diện được hưởng các ưu đãi về thuế được nêu rõ trong hiệp định CEPT.



▪️ CO form E: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang Trung Quốc và xuất sang các nước trong khối ASEAN và được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế.


▪️ CO form S: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang nước Lào và thuộc diện được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế.


▪️ CO form AK: Đây là chứng nhận xuất xứ những lô hàng được xuất sang Hàn Quốc hay ngược lại và khi xuất khẩu sang các quốc gia trong khối ASEAN quý khách sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế.


▪️ CO form AJ: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang Nhật hoặc ngược lại và xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế.


Đối tượng phù hợp sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa


Căn cứ vào quy định ở điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được áp dụng đối với một số đối tượng như sau:


(1) Thương nhân thực hiện khuyến mại


▪️ Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại, thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối như bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo đúng quy định của pháp luật.


▪️ Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thự hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của các thương nhân khác dựa vào thỏa thuận với thương nhân đó.


(2) Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, tổ chức triển lãm thương mại


▪️ Thương nhân tổ chức hội chợ, tổ chức triển lãm thương mại hay tổ chức cho các cá nhân khác, cho các tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ và triển lãm thương mại.


▪️ Thương nhân trực tiếp hay thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, tổ chức triển lãm thương mại riêng cho sản phẩm cũng như dịch vụ mà quý khách đang kinh doanh.


Như vậy quý khách có thể thấy rằng các đối tượng được áp dụng ở trên chủ yếu là các nhà kinh doanh buôn bán, thương nhân, thương lái và doanh nhân. Những đối tượng được nêu ở trên đều liên quan trực tiếp đến đối tượng kinh doanh về hàng hóa nên cần phải được bảo đảm có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.


Xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ thì cần gặp cơ quan thẩm quyền nào?


Đối với những mặt hàng cần xuất khẩu sang các nước thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và khi đó quý khách cần phải đến bộ công thương tức là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc ủy quyền cho phòng thương mại hay công nghiệp Việt Nam, các tổ chức khác thực hiện cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Và mỗi một cơ quan sẽ được cấp một số loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhất định, cụ thể như sau:


▪️ VCCI: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form A,B,...


▪️ Các phòng quản lý xuất nhập khẩu của bộ công thương cấp C/O form D,E,AK


▪️ Các ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp được ủy quyền cấp C/O form D,E, AK


Đố với những loại hàng xuất khẩu không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng, yêu cầu cơ quan chức năng nước nhập khẩu hoặc đề nghị của doanh nghiệp, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì có thể cấp giấy chứng nhận thực trạng hàng hóa như giấy chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam, giấy chứng nhận hàng hóa tạm nhập tái xuất.



Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O tại VCCL


(1) Đơn đề nghị cấp C/O


(2) Có đầy đủ các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh ( tối thiểu 4 bản), trong đó:


▪️ 1 bản chính + 1 bản photo C/O cho khách hàng


▪️ 1 bản copy đơn vị C/O lưu


▪️ 1 bản copy cơ quan cấp C/O


Chú ý: C/O form ICO thì phải làm thêm 1 bản first copy để VCCI chuyển cho tổ chức cà phê quốc tế ICO.


(3) Các chứng từ xuất khẩu chứng minh hàng được xuất khẩu từ Việt Nam


▪️ Giấy phép xuất khẩu ( nếu có)


▪️ Tờ khai hải quan hàng xuất


▪️ Giấy chứng nhận xuất khẩu ( nếu có)


▪️ Vận đơn


▪️ Invoice


(4) Các chứng từ giải trình để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa


▪️ Giấy chứng nhận chất lượng của hàng hóa


▪️ Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu, thành phẩm


▪️ Định mức hải quan ( nếu có)


▪️ Chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu


▪️ Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng


▪️ Quy trình sản xuất tóm tắt ( trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan hoặc khi các chứng từ chưa thể hiện hết xuất xứ hàng hóa)


▪️ Giấy kiểm định/ giám định của cơ quan chuyên ngành chức năng ( trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan hoặc khi mà các chứng từ chưa thể hiện rõ xuất xứ hàng hóa).


Hy vọng với những thông tin mà Cẩm Thạch cung cấp trên đã giúp cho quý khách hiểu hơn về giấy chứng nhận hàng hóa là gì cũng như các thủ tục cần thiết để được cấp giấy. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho quý khách ở bài viết này sẽ hữu ích hơn.